Trường dạy nghề Thẩm mỹ Xinh Xinh

Những Phong Tục Cúng Ngày Tết Nguyên Đán Bạn Nhất Định Phải Biết

5/5 - (1 bình chọn)

Những phong tục cúng kiến cho mùa tết mà bạn nên biết, Tết nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm, sau một năm vất vả bôn ba, người người đều muốn trở về nhà sum họp cùng cha mẹ, người thân. Trong dịp này, bạn nên hiểu rõ những phong tục cúng ngày Tết để làm đầy đủ lễ nghi, tránh những điều cấm kỵ, đón tài lộc đủ đầy. Cùng Juna Spa tìm hiểu top 10 lễ nghi, phong tục quan trọng nhất trong dịp Tết này.

phong tuc cung kien ngay tet

Những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc trong ngày Tết không chỉ mang ý nghĩa gợi nhớ về nguồn cội mà còn là kinh nghiệm đúc rút từ hàng nghìn năm của ông cha. Do đó, bạn nên hiểu rõ, hiểu đúng về những lễ nghi này để làm tròn trách nhiệm, tránh những điều cấm kỵ trong dịp lễ quan trọng này.

Phong Tục Dọn Bàn Thờ Và Chuẩn Bị Mâm Ngũ Quả Ngày Tết

Bàn thờ tổ tiên, ông bà là nơi thờ cúng linh thiêng, được trang hoàng đặc biệt. Đây chính là nơi tưởng nhớ người đã khuất, bày tỏ lòng kính trọng, hồi hướng đến tổ tiên.

Sau ngày lễ tiễn Ông Công, Ông Táo về chầu trời (23 tháng Chạp Âm lịch), bạn nên dọn dẹp sạch sẽ, tỉa chân hương để tiễn năm cũ, đón năm mới khang trang hơn.

trang trí bàn thờ ngày tết

Những vật phẩm dâng lễ cúng ngày Tết sẽ thay đổi theo từng vùng, miền. Tuy nhiên, có một số vật phẩm cần có trên bàn thờ ngày Tết như:

  • Bánh chưng, bánh tét
  • Mâm ngũ quả: mang ý nghĩa đặc biệt, là ước vọng của gia đình. Do đó, việc chuẩn bị mâm ngũ quả ngày Tết cần chỉn chu, đúng lễ nghi. Thông thường, mâm ngũ quả cần có chuối, bưởi, phật thủ. Ngoài ra, bạn có thể tùy theo từng vùng miền mà trưng bày thêm các loại trái cây khác như: dừa, đu đủ, cam, quất, xoài, táo….
  • Lọ hoa tươi hoặc cành đào
  • Bánh kẹo, rượu, chè, thuốc
  • 2 cây mía đặt 2 bên bàn thờ: người xưa quan niệm rằng dùng mía để các cụ chống gậy về thăm con cháu trong dịp tết.

Ý Nghĩa Phong Tục Dựng Cây nêu ngày Tết

Rất nhiều người trẻ ngày nay không còn biết đến phong tục dựng cây nêu ngày Tết. Đặc biệt là những gia đình sống ở phố phường đông đúc, bận rộn thì hầu như không chú trọng đến phong tục này.

Cây nêu là cây tre, cây đành hanh, nứa…cao khoảng 5 – 6m. Trên ngọn cây nêu có treo vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy hoặc treo những chiếc khánh nhỏ.

cây nêu ngày tết

Theo quan niệm của ông cha, cây nêu có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, thờ phụng thần linh và vong hồn tổ tiên.

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp, bởi, nhiều người cho rằng, trong những ngày Táo quân về trời, vắng mặt thì ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu. Bởi vậy nên phải trồng cây nêu để trừ tà, bảo vệ những người thân trong gia đình.

Sau ngày mùng Bảy tháng Giêng, người ta sẽ hạ cây nêu xuống.

Phong Tục Gói bánh chưng, bánh tét Ngày Tết

Bánh chưng và bánh tét vốn là hai loại bánh vô cùng quen thuộc trong ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam.

Bánh chưng có hình vuông, tượng trưng cho hình dáng của đất. Vỏ bánh được gói bằng lá dong, bên trong có gạo nếp với nhân là đậu xanh, thịt heo. Bánh chưng mang ý nghĩa tinh thần, thể hiện sự biết ơn của con cháu với cha ông, đất trời.

banh chung banh tet ngay tet

Bánh tét có hình dáng trụ tròn, được gói bằng lá chuối tươi và quấn chặt xung quanh bằng gân lá. Phần nhân bên trong cũng tương tự như bánh chưng. Bánh tét mang ý nghĩa nhân sinh cao cả, như hình ảnh người mẹ bọc lấy, che chở cho các con.

Dù có hình dạng khác nhau nhưng cả hai loại bánh chưng và bánh tét còn mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở con cháu nhớ về nguồn cội; hay tượng trưng cho một năm mới gia đình luôn được sung túc, đủ đầy, bình an.

Tảo Mộ Trước Tết Nguyên Đán

Tảo mộ (hay còn gọi là chạp mả) là phong tục truyền thống của người Việt Nam để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, người đã khuất. Thông thường, tảo mộ sẽ được thực hiện từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp (Âm lịch).

tảo mộ ngày tết

Trong thời gian này, con cháu sẽ trở về quê cha đất tổ, dọn dẹp sạch sẽ, tươm tất xung quanh phần mồ mả của ông bà, tổ tiên. Khi đi tảo mộ, bạn nên mang theo hương, hoa quả để thắp nhang, báo cáo về thành tựu trong năm của mình cũng như mời vong linh tổ tiên về đoàn tụ cùng gia đình trong dịp Tết Nguyên Đán.

Cúng Tất Niên Vào Ngày Nào? Chuẩn Bị Những Gì?

Tất niên là bữa cơm cuối cùng trong năm cũ để đón năm mới. Theo truyền thống của cha ông ta, việc cúng tất niên vô cùng quan trọng, đây là bữa cơm sum họp của cả gia đình nên không cần quá cầu kỳ, chỉ cần thành tâm là được.

Vậy, cúng tất niên vào ngày nào thì tốt? Theo các chuyên gia phong thủy, bữa cơm tất niên không nhất thiết phải cúng vào ngày 29 Tết hoặc 30 Tết, có thể cúng sớm hơn.

cúng tất niên

Về giờ Cúng Tất Niên, bạn có thể chọn một trong số các giờ sau:

  • Ngày 26 tháng Chạp (tức 5/2/2024 dương lịch) nên cúng vào các giờ như: Ất Sửu (1h-3h), Mậu Thìn (7h-9h), Canh Ngọ (11h-13h), Tân Mùi (13h-15h), Giáp Tuất (19h-21h), Ất Hợi (21h-23h).
  • Ngày 29 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch có thể chọn cúng vào một trong 6 khung giờ đẹp sau: Canh Tý (23h-1h), Tân Sửu (1h-3h), Giáp Thìn (7h-9h), Ất Tỵ (9h-11h,), Đinh Mùi (13h-15h), Canh Tuất (19h-21h).
  • Ngày 30 tháng Chạp (tức 9/2/2024 dương lịch): giờ đẹp là khung giờ Nhâm Tý (23h-1h), Giáp Dần (3h-5h): Thanh Long, Ất Mão (5h-7h), Mậu Ngọ (11h-13h), Kỷ Mùi (13h-15h), Tân Dậu (17h-19h)

Tùy theo từng vùng miền khác nhau mà mâm cúng lễ chuẩn bị cũng khác nhau:

  • Mâm cúng tất niên Miền Bắc gồm nhiều thủ tục hơn các vùng miền khác. Trong đó phải đủ 4 bát, 4 đĩa (mâm cỗ nhỏ); 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa với mâm cỗ lớn. Các món ăn được bày trên mâm cúng bao gồm: măng nấu chân giò, mọc, giò, gà, bánh chưng, miến, rau, nem rán…
  • Mâm cúng tất niên miền Nam: bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, chả giò, nem, gỏi tôm thịt, củ cải ngâm nước mắm, canh măng, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, thịt lợn luộc, đĩa dưa giá,…

Ý Nghĩa Phong Tục Cúng Giao Thừa

Theo từ điển Hán – Việt (tác giả Ðào Duy Anh) thì Giao thừa nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy. Đây là thời điểm giao thoa giữa năm mới và năm cũ nên sẽ có lễ trừ tịch.

Lễ trừ tịch là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ để đón điều tốt đẹp trong năm mới. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc Giao thừa nên được gọi với tên đầy đủ là lễ Giao thừa.

cúng giao thừa

Theo quan niệm của cha ông ta, lễ giao thừa là lễ đón các Thiên binh (12 vị Hành khiển). Do trong quá trình thị sát hạ giới, các thiên binh rất bận nên bàn cúng thường được đặt ngoài cửa chính của mỗi gia đình.

Mâm lễ được sắp bày với lòng thành kính, là lời cảm ơn trân thành đến người nhà trời cũ và đón người mới làm nhiệm vụ trong năm tới.

Thông thường lễ cúng giao thừa sẽ được thực hiện vào giờ Tý – tức 12 giờ đêm ngày 30 hoặc 29 tháng Chạp Tết.

Lễ cúng giao thừa bao gồm 2 lễ: lễ cúng ngoài trời và lễ cúng trong nhà. Tùy theo mỗi vùng miền, việc chuẩn bị mâm lễ cũng khác nhau.

Ví dụ, lễ cúng giao thừa của người miền Bắc sẽ bao gồm:

  • Lễ cúng ngoài trời thường gồm: đèn/nến, hương, vàng mã, trầu cau, hoa tươi, trái cây, gà trống luộc, gạo, muối.
  • Lễ cúng trong nhà: xôi, chân giò luộc, bánh chưng, mâm cúng lễ gồm 4 bát, 4 đĩa.

Mâm cúng lễ giao thừa của người miền nam:

  • Lễ cúng ngoài trời: đĩa ngũ quả, hoa trang hoặc vạn thọ, sống đời, hai cây đèn cầy, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn.
  • Lễ cúng trong nhà: chuẩn bị đơn giản, thường là những món ăn lạnh như: canh măng, gỏi tôm, củ kiệu, bánh tét…

Quy trình cúng lễ giao thừa đúng chuẩn là cúng lễ ngoài trời trước sau đó cúng lễ trong nhà.

Phong tục xông đất đầu năm ngày Tết

Theo quan niệm của cha ông, xông đất đầu năm là nghi lễ vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến cả một năm kinh doanh, tài vận của gia chủ. Do đó, phong tục này được nhiều người xem trọng.

Theo đó, chủ nhà sẽ chọn người xông đất đầu năm vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng Một Tết. Chọn người xông đất phải là người có tuổi tam hợp với gia chủ.

xông đất đầu năm

Ngoài ra, người xông đất cần có tính cách vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc thì gia chủ sẽ luôn may mắn, gặp thuận lợi trong năm mới.

Người đi xông đất thường mang theo một chút quà nhỏ, ăn mặc chỉnh tề. Người xông nhà chúc Tết thường lưu lại nhà gia chủ trong khoảng 10-15 phút trò chuyện cùng gia chủ. Hãy cùng tìm hiểu thêm Những phong tục cúng kiến cho mùa tết tiếp theo bạn nhé.

Phong Tục Chúc Tết Đầu Năm Và Những Điều Cần Biết

Trong năm mới, mọi người sẽ đi chúc tết họ hàng nội ngoại, anh em. Khi đi chúc Tết bạn nên ăn mặc chỉn chu, chúc những điều tốt lành nhất đến với người thân, bạn bè.

Người Việt cũng có phong tục lì xì Tết. Lì xì hay Hồng bao được dùng để mừng tuổi cho trẻ em, người già với mong muốn là mọi người sẽ may mắn hơn kèm theo lời chúc Tết.

Ý Nghĩa Phong Tục Mua Muối Đầu Năm

mua muối đầu năm

Trong những ngày đầu năm, người Việt có tục lệ mua muối lấy may. Dân gian quan niệm rằng muối tượng trưng cho sự tinh khiết, là sự kết tinh mặn nồng. Do đó, mua muối đầu năm mang ý nghĩa mong muốn cả gia đình thêm gắn kết, con cái và cha mẹ yêu thương nhau, vợ chồng hòa thuận.

Lễ Hóa Vàng Ngày Mùng 3 Tết

Ngày mùng 3 Tết là một trong ba ngày lễ quan trọng của Tết Nguyên Đán. Vào ngày này, người Việt sẽ thực hiện nghi thức hóa vàng (tạ lễ gia tiên và các vị thần phật).

Tùy theo từng vùng miền, mâm cúng lễ ngày mùng 3 sẽ bao gồm: Nhang, hoa, trầu, vàng mã, rượu, đèn hoặc nến cùng với các món ăn mặn hoặc những món chay như là: Bánh chưng, thịt gà, giò lụa,…

Những Kiêng Kỵ Ngày Tết Bạn Nên Biết

những điều kiêng kỵ ngày tết

Ngoài những phong tục trong ngày Tết, bạn cũng nên biết những điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới. Dưới đây là top những điều kiêng kỵ ngày Tết ai ai cũng nên tránh:

  • Kiêng cho lửa đầu năm: Theo quan niệm của cha ông, lửa là tượng trưng cho hy vọng, vận may của mỗi gia đình. Do đó, trong những ngày đầu năm mới nên kiêng điều này, không cho lửa để tránh làm mất đi vận may của bản thân.
  • Không quét nhà, đổ rác vào ngày mùng 1 Tết: Quét nhà cũng giống như quét hết tài lộc của gia chủ. Vậy nên, tốt nhất bạn nên biết để tránh phạm phải điều này nhé.
  • Không đi chúc Tết quá sớm vào ngày mùng 1 Tết: Như trên đã phân tích, tục lệ xông đất của người Việt. Hầu hết các gia đình đều chọn người xông đất đầu năm nên tốt nhất bạn chỉ nên đi chúc tết vào khoảng buổi chiều mùng 1 Tết.
  • Không làm đổ, vỡ đồ dùng vào ngày đầu năm: Người Việt Nam kiêng kỵ làm đổ vỡ chén, bát, đĩa, gương trong ngày đầu năm. Bởi, nếu làm đổ vỡ đồ dùng sẽ báo hiệu điềm xấu, sự chia ly.
  • Kiêng tranh cãi, bất hòa: Trong ngày Tết bạn nên tránh những xung đột, tranh cãi để cả năm mới được thuận lợi, vui vẻ.
  • Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa: theo quan niệm phong thủy, hành động đứng hoặc ngồi trước cửa sẽ ảnh hưởng đến vượng khí của gia đình. Nếu bạn đứng trước cửa sẽ chặn lại luồng khí tốt lành của năm mới, khiến gia đình hao tài, tốn của.
  • Hạn chế đóng cửa nhà: Theo tín ngưỡng dân gian, trong ngày đầu năm ngọc hoàng sẽ cùng các chư tiên xuống hạ giới để ban phát tài lộc cho mỗi nhà. Nếu bạn đóng kín cửa thì sẽ không được các vị thần ghé thăm, làm mất đi phúc lộc của cả gia đình.

Thông tin liên hệ:

  • Tham khảo ngay Fanpage Facebook tại Juna Spa : https://www.facebook.com/JunaSpaBeauty
  • Địa chỉ : 113 Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12
  • Hotline : gọi ngay 0839 00 99 55 – gặp Ms. Hoa để đặt lịch và được tư vấn chi tiết
  • Email : junaspabeauty@gmail.com
  • Xem thêm các khóa học và dịch vụ spa siêu hot tại : https://thammyxinh.vn

Tham khảo các dịch vụ tại Juna Spa :

  1. Trị mụn trứng cá
  2. Trị mụn chuẩn y khoa
  3. Gội đầu dưỡng sinh
  4. Triệt lông lạnh hàn băng
  5. Chăm sóc da mặt
  6. Trị liệu cổ vai gáy đông y
  7. Căng bóng trẻ hóa 1 lần Skin Shining tại Juna Spa
  8. Massage body trị liệu